top of page
a story-telling Book about a Marcom Professional
Viết ít, rất ít, có dễ những trang văn Trang Ng. chỉ là những tiếng thở dài, hay tiếng nấc nhẹ. Rất nhẹ của những vòng quay chóng mặt. Đời thường. Chính cô.
Nhưng, với tôi, Trang Ng. không viết để… “Đi tìm thời gian đã mất” (theo tựa một bộ tiểu thuyết của Marcel Proust) mà, cô viết để soi tỏ hoặc níu lại phần nào, những cái đang mất. Những cái vừa thoát khỏi chính cô. Tựa những tai nạn ngoài dự tính.

Ở một góc độ khác, ta cũng có thể nhìn chúng như những nổi loạn tự thân của chiếc bóng Trang Ng.

Nhưng, điều tôi thích, tôi yêu lắm, nơi những trang văn Trang Ng., có lẽ là sự cân bằng giữa tư duy chân thật, bất ngờ và, những con chữ hiện ra (cũng bất ngờ) tươm tất, mới mẻ. Chúng như những con tôm mới được lưới lên từ vụng biển cảm xúc. Những con tôm chữ nghĩa sống động, xoi xói nhảy trong nắng sớm (hoặc ánh hoàng hôn chợt sáng rỡ muộn phiền)!

Vì thế, tôi thường tìm đọc Trang Ng.
Như… “đi tìm điều đang bị mất!”

- Du Tử Lê
khởi nguồn
00:00 / 03:45
cover background.jpg

Thanh Niên Online

'Dòng sông không ra biển': Sống tận cùng với những gì đã chọn - nhà văn Vũ Ngọc Giao.


Khép lại Dòng sông không ra biển là những lời tự sự đẩy người đọc lên đến trạng thái xúc cảm tột cùng, khi "Tiếng Chúc Anh nói khẽ bên ngoài: Bố ơi! Trang khóc…".

Một cái kết tưởng như lửng, nhưng lại là một cái kết đóng, như một cánh cửa, một vách ngăn giữa khổ đau và hạnh phúc.

Những giọt nước mắt của nỗi đau được tuôn ra sẽ là những giọt nước mắt hạnh phúc, hạnh phúc vì không phải cất giữ một mình, cả khi khổ đau đó chỉ mỗi mình gánh chịu. Phía sau cô gái giàu nghị lực này là một tâm hồn đầy yêu thương và mẫn cảm. Bạn đọc sẽ nghe như cô đang kể chuyện mình, chuyện nghề và chuyện đời. Không một tiếng thở dài.

Gấp sách lại, ta còn nhìn thấy một Zennie Trang Nguyễn kiêu hãnh giữa dòng sông xanh thẳm. Cô ngụp lặn và sải bơi bằng tất cả những năm tháng thanh xuân tươi đẹp của mình.


>>> xem trọn bài...

Dòng sông không ra biển
Dòng sông không ra biển

Những thập kỷ gần đây sự đổi thay diễn ra thần tốc.


Một số hình thái truyền thông đã thay hình đổi dạng, thậm chí bị khai tử trong khi rất nhiều thứ khác đang trở thành xu hướng khuynh đảo. 
Nhiều thương hiệu lớn yên nghỉ, một số khác chật vật hồi sinh. 
Những nhãn hàng từng là “thanh xuân” của Millennial (Gen Y) nay sẵn sàng nhập cuộc làm mới mình để bước vào trào lưu Gen Z. 


Các nền tảng Forum, Flickr, Yahoo! 360°,... đắm mình trước cơn xốc nổi vô đối của mạng xã hội Facebook, TikTok, Pinterest, Instagram. 
Báo in dần biến mất, ngành truyền thanh - truyền hình không chỉ cạnh tranh với các bên sở hữu “băng tần” mà còn phải "đấu" với cả những bên sử dụng “băng thông”.

Giữa những đổi thay, ta thấy một điều dường như chưa thay đổi: ngành Truyền thông vẫn trụ ở đỉnh cao, hào nhoáng; quy tụ những con người có tư chất sáng tạo, thông minh, nhanh nhạy, hiểu người hơn người.

"Dòng Sông Không Ra Biển - bây giờ mới kể, chuyện làm nghề Truyền Thông" là hành trình của gần 20 năm, Trang không chọn kể nhiều về đời mình mà dành phần lớn để nói về nghề xen lẫn trong đó là những gập ghềnh, đứt gãy; nhiều lần tôi ngỡ Trang bỏ cuộc nhưng rồi lại thấy Trang mở sân chơi, cầm cờ, tận lực làm nghề cùng tâm thế tươi mới.

Với người trẻ muốn trở thành “người trong ngành" Truyền thông, đây là quyển sách nên đọc để biết trước chuyện ngày sau.
Với người đã có kinh nghiệm trong ngành, đây là cuộc dạo bước ngược về những năm tháng đã qua bằng hồi ức.
Với người ngoại cuộc, đây là một thế giới rất đáng để ghé vào và lật giở từng trang.

​- Kiều Nguyễn, Content Writer.

thương hiệu đồng hành

book
bottom of page